Mục lục
Bước 1: Sơ đồ nguyên lý thiết kế cấp thoát nước
Điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới khi lắp đặt hệ thống ống thoát nước đó là có được sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp thoát nước trong nhà. Bởi lẽ khi nắm được và hiểu được sơ đồ này chúng ta sẽ biết được về đường ống cấp nước, đường ống thoát nước, đường ống nước thải với vị trí đặt đồng hồ điện, nước hay máy bơm, téc nước.
Một số sơ đồ nguyên lý cấp thoát nước trong nhà cơ bản:
Theo sơ đồ chúng ta có thể thấy rằng hệ thống cấp nước sạch và hệ thống tái sử dụng được thiết kế cách ly hoạt toàn. Trong trường hợp này cần phải đảm bảo có bồn cấp riêng, ống thoát nước riêng và đặc biệt phải được thông khí đúng cách.
Để tiết kiệm nước, các gia đình có thể tái sử dụng nước ở bồn rửa mặt, bồn tắm, máy giặt để làm nước cho bồn cầu, bồn tiểu hoặc rửa sân.
Đối với hệ thống bồn chứa nước tái sử dụng phải có đường ống chống tràn và được lắp đặt đúng quy chuẩn để tránh dội ngược khí.
Cần thiết kế thêm đường cấp nước bổ xung trong trường hợp nguồn nước tái sử dụng không đủ.
Bước 2: Triển khai mặt bằng thiết kế cấp thoát nước
Sau khi có bản kiến trúc mặt bằng cũng như sơ đồ nguyên lý hệ thống cấp thoát nước lúc này chúng ta sẽ triển khai những ý tưởng cấp thoát nước cho nhà ở. Cần bố trí lắp đặt các hộp gen chứa, các đường ống cấp nước, thoát nước sao cho tối ưu không gian nhất. Các đường ống nóng, lạnh được bố trí trên mặt bằng tiết kiệm và an toàn. Bên cạnh đó các thiết bị như đồng hồ đo nước, máy bơm nước, bể tự hoại cũng cần sắp đặt sao cho vừa mắt cũng như dễ dàng bảo trì nhất.
1. Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt
Đây là hệ thống bao gồm tất cả các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn đến các trang thiết bị cần sử dụng nước và đường ống dẫn từ bình nước nóng tới các thiết bị cần thiết.
Nguồn cấp nước của gia đình là rất đa dạng có thể là nước máy của thành phố, nước từ ao, hồ hay giếng khoan,…
2. Hệ thống thoát nước thải
Hệ thống này bao gồm tập hợp ống thoát nước và ống cống mà lấy nước thải ra từ các thiết bị sử dụng nước trong nhà, các khu vực dùng nước tới các khu vực xử lý nước.
3. Hệ thống thông khí
Hệ thống này bao gồm các ống có tận cùng ở trên không trung. Là những nơi cao hơn mái nhà và được nối với hệ thống thoát nước nhằm cung cấp khí cho hệ thống thoát nước.
4. Thiết bị, máy móc sử dụng nước
Các thiết bị phổ biến như bồn cầu, máy giặt, bình nước nóng,… Các thiết bị này đều hải được thông khí và trang bị bẫy kín nước trong đường ống thải có tác dụng ngăn được mùi khí từ hệ thống thoát nước thải.
Bước 3: Chi tiết lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Bản vẽ chi tiết lắp đặt sẽ là giai đoạn thứ 3 mà bạn cần thực hiện. Ở bước này chúng ta cần làm rõ vị trí của từng bộ phận, chi tiết lắp đặt hệ thống ống nước trong nhà vệ sinh, nước thải trong sinh hoạt,…
Một số Quy định về kích thước đường ống thông dụng:
1. Ống cấp nước
- Đường kính của ống cấp nước từ nguồn cấp nước chính tới hệ thống bình nóng lạnh hoặc tới nơi phân nhánh tối thiểu là 20mm.
- Các ống nước nhánh cấp nước cho các thiết bị sử dụng nước tối thiểu là 13mm.
2. Ống thoát nước
- Ống thoát chính của toà nhà >102mm
- Thoát ngang của sàn >78mm
- Bồn tắm, bồn tiểu, chậu rửa, máy giặt … > 38mm
- Thoát sàn nhà tắm > 38mm
- Bệt (bồn vệ sinh) >78mm
3. Ống thông khí:
- Ống chính, thẳng lên trời > 78mm
- Ống khác > 38mm
4. Quy định về vật liệu và thiết bị ống
- – Ống nước thải nên sử dụng ống gang hay ống nhựa PVC
- – Ống nước sinh hoạt: ống kẽm, ống nhựa PPR, ống nhựa HDPE,…
5. Những lưu ý khi lắp đặt theo sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng
- Nói không với lắp đặt nối chữ T hay chữ X trong hệ thống nước thải
- Không sử dụng các mối nối phức tạp, hạn chế tối đa hệ thống nước thải nằm ngang
- Hệ thống ống thải từ bồn cầy, ống thoát nước mưa cần được bố trí lắp đặt cho phép có thể thông rửa toàn bộ hệ thống.
- Cần bố trí cửa thăm tại những nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ
- Các cửa thăm phải được thiết kế sao cho dễ tiếp cận khi cần
- Mỗi thiết bị vệ sinh phải có bẫy nước để ngăn mùi riêng
- Các hố ga hay bể chứa cần phải thiết kế kín khí, kín nước và phải được thông khí.
Bước 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước nhà ở theo quy trình
Đây là bước cuối cùng thực hiện sau khi thi công phần thô của toàn bộ nhà được hoàn chỉnh. Lắp đặt vào thời điểm này sẽ giúp thợ thi công sẽ dễ dàng để hoàn thiện mà không cần phải đục phá.
Quy trình lắp đặt hệ thống cấp thoát nước như sau:
1. Định vị lấy dấu
– Thông thường vị trí các thiết bị dân dụng có kích thước như sau:
– Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m
– Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm
– Đầu chờ sen tắm: +0,75 m
– Đầu chờ lavabo: +0,55 m
– Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m
– Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m
– Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m
– Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC:-30 mm
2. Lắp đặt đường ống cấp nước
Đầu tiên cần phải kiểm tra về chất lượng vật liệu và bảo quản trong kho. Có 2 loại ống thường được sử dụng tại Việt Nam: ống PVC và ống PPR. Trong hai loại ống này thì ống PVC có giá thành rẻ hơn, lắp đặt đơn giản bằng keo chuyên dụng. Còn ống PPR việc lắp đặt sẽ có phần phức tạp hơn bởi bạn phải sử dụng máy cắt, máy hàn.
Đường ống cấp nước phải được lắp đặt sao cho đi chìm trong tường của khu vệ sinh. Để đảm bảo điều này thì khi thi công lắp đặt phải cắt đục để tạo rãnh trên tường. Độ sâu cắt đục trung bình là từ 3 – 4cm và độ rộng rơi vào khoảng 5 – 10cm tùy từng vị trí lắp đặt.
Sau khi ống được lắp đặt xong sẽ sử dụng vữa xi măng để trát cố định ống trên tường và dưới sàn nhà.
3. Lắp đặt trụ đứng cấp nước và hệ thống máy bơm
Trục đứng cấp nước dân dụng được thiết kế bởi ống PPR đường kính ≤ D63. Để lắp đặt chính xác bạn nên dựa theo căn cứ của bản vẽ để xác định đúng vị trí. Sử dụng các giá treo đỡ ống để các ống trục đứng được, khoảng cách giữa các giá đỡ là 1,6m. Sau khi các ống nước được lắp đặt theo trục đứng, các giá đỡ phải đảm bảo sự chắc chắn. Bạn xác định đặt máy bơm nước và đổ bê tông bệ bơm để khi hoạt động không bị rung.
4. Lắp đặt đường ống thoát nước
Bạn nên thi công lắp đặt đường ống thoát nước từ dưới lên là thuận tiện nhất. Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới.
5. Lắp đặt thiết bị vệ sinh
Khi các công tác như trát ốp. lát và trần hoàn thành mới là lúc bạn có thể lắp đặt nhà vệ sinh. Sử dụng các loại gioăng đồng bộ để ghép nối giữa các thiết bị với đường ống nước. Một số thiết bị như lavabo và tiểu treo phải được cố định vào tường bằng nở thép mạ kẽm hoặc nở INOX. Sau khi thiết bị được lắp đặt xong bạn nên phải thử nước. Nước thoát phải nhanh thì mới là thành công.
Nếu quý khách có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi:
0943.665.964 – 0919.16.16.01